Ngọn lửa có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của chúng ta. Việc phòng cháy chữa cháy cơ bản tại nhà là một trong những kiến thức cần thiết mà mỗi người cần phải trang bị cho mình.
Những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn xử lý tình huống một cách tốt nhất trong trường hợp khẩn cấp. Bạn hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài phương pháp cơ bản để có được phòng bị tốt nhất cho bản thân.
Cách xử lý khi có đám cháy bất ngờ xảy ra
1. Bảo đảm an toàn cho bản thân
Việc đầu tiên bạn phải quan sát và đánh giá tình hình, xác định mức độ nghiêm trọng của đám cháy, vị trí đám cháy,.. và phải thật bình tĩnh tránh hoảng loạn mà gặp nguy hiểm.Tiếp theo hãy nhanh chóng tìm sự giúp đỡ bằng cách nhờ những người xung quanh. Cùng lúc đó nhanh chóng gọi ngay cho 114 để cầu cứu. Hãy bình tĩnh đưa cho họ thông tin về địa chỉ, hiện trạng và số điện thoại, tên bạn.
2. Ngắt nguồn điện:
Nếu có thể, hãy ngắt nguồn điện trong khu vực xảy ra cháy để tránh nguy cơ chập điện, nổ điện. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh trong quá trình xử lý đám cháy.
3. Sử dụng dụng cụ chữa cháy
Bình chữa cháy là công cụ hữu hiệu để dập tắt đám cháy trong giai đoạn đầu. Hãy sự dụng bình chữa cháy phù hợp với loại đám cháy để dập lửa một cách hiệu quả.
Lưu ý:
Xác định loại bình chữa cháy phù hợp: Có 4 loại bình chữa cháy phổ biến:
- Bình chữa cháy bột: Sử dụng cho các đám cháy do chất rắn, chất lỏng và khí đốt.
- Bình chữa cháy bọt: Sử dụng cho các đám cháy do xăng dầu, hóa chất và khí đốt.
- Bình chữa cháy khí CO2: Sử dụng cho các đám cháy do thiết bị điện, thiết bị điện tử và khí đốt.
- Bình chữa cháy nước: Sử dụng cho các đám cháy do chất rắn (trừ kim loại cháy đỏ) và gỗ.
-
Cách sử dụng bình chữa cháy:
- Rút chốt an toàn.
- Hướng vòi phun vào gốc của đám cháy.
- Nhấn van để phun hóa chất chữa cháy.
- Di chuyển vòi phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
4. Thoát hiểm an toàn: -
Nếu không thể dập lửa hoặc đám cháy lan rộng nhanh chóng, hãy di chuyển theo hướng dẫn thoát hiểm đến nơi an toàn và gọi cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Lưu ý:
- Giữ bình tĩnh: Không hoảng hốt, vội vàng mà hãy di chuyển theo hướng dẫn thoát hiểm một cách trật tự.
- Che chắn mũi và miệng: Sử dụng khăn ướt hoặc khẩu trang để che chắn mũi và miệng để tránh hít phải khói độc.
- Di chuyển cúi thấp người: Khói thường bốc lên cao, vì vậy hãy cúi thấp người và di chuyển sát xuống sàn nhà để tránh hít phải khói.
- Không sử dụng thang máy: Thang máy có thể bị kẹt khi có cháy xảy ra, do đó hãy sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm.
- Hỗ trợ người già, trẻ em, người yếu sức: Giúp đỡ những người già, trẻ em, người yếu sức di chuyển đến nơi an toàn.
- Báo cho lực lượng PCCC: Khi đã đến nơi an toàn, hãy gọi điện thoại cho lực lượng PCCC theo số 114 để thông báo về vụ cháy.
5. Một số lưu ý quan trọng:
- Tham gia các khóa học tập huấn PCCC để nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy.
- Hãy trang bị sẵn bình chữa cháy, béc phun nước chữa cháy cảm biến, chăn thủy tinh dập lửa, thang dây thoát hiểm, dây đai thoát hiểm và mặt nạ phòng khói độc để bảo vệ bản thân khi xảy ra hỏa hoạn
-
Trang bị thiết bị thoát hiểm khi có cháy: LONG THIÊN THẮNG
Với những chia sẽ trên, Long Thiên Thắng hy vọng sẽ giúp các bạn có đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân và gia đình của mình!